Quy trình chống thấm sàn mái bằng sika

Sàn mái là vị trí dễ bị thấm dột nhất của một công trình bởi bị tác động nhiều nhất từ các yếu tố xung quanh. Thấm sàn mái ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình cũng như cuộc sống của người sử dụng. Để khắc phục sự cố này thì quy trình chống thấm sàn mái bằng sika là lựa chọn hàng đầu.

Nguyên nhân gây thấm sàn mái

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thấm sàn mái như sau:

Do nền móng: Do kết cấu móng không chắc, móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.

Do tải trọng: Tải trọng tác động đến khe rộng và sự phân bố của các vết nứt từ đó dẫn đến hiện tượng thấm sàn mái. Theo đó, bề rộng khe nứt tỷ lệ thuận với ứng suất kéo trong cốt thép còn sự phân bố vết nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện. Quan hệ giữa tải trọng và thời gian ảnh hưởng tới trực tiếp tới sự phát triển của các vết nứt.

Trong quá trình tiền hành thi công, chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây).

Độ cứng ngang thay đổi đột ngột dẫn tới tình trạng tập trung ứng suất cục bộ gây nứt.

Tường xây trực tiếp lên sàn không đủ khả năng chịu tải.

Do khí hậu: Ở đất nước khí hậu như Việt Nam thì tình trạng nứt sàn mái dẫn đến thấm sàn xảy ra rất nhiều.

Kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu mùa đông lạnh mùa hè nóng như nước ta thay đổi, co ngót, dãn nở thường xuyên. Trời nóng nở ra, trời lạnh co vào… sẽ gây ra nứt mái.

Do bê tông: chất lượng bê tông kém hoặc do quá trình thi công để mạch. Thi công ẩu, đổ bê tông chỗ dày chỗ mỏng.

Nứt mái do biến dạng toàn nhà, trường hợp này có thể có kèm theo nứt tường.

>>> Các phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả

Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: Tỷ lệ phụ gia cho bê tông đông cứng vượt quá mức cho phép.

Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bào dưỡng không đảm bảo đúng quy định. Đầm không kỹ trong quá trình đổ bê tông.

Nước sử dụng để trộn bê tông không đảm bảo dẫn đến tình trạng mất nước xi măng.

Do cốt thép: Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong kết cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Do đó chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.

Do bị võng sàn: nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài do lượng cốt thép chưa đủ.

chống thấm sàn mái

Quy trình chống thấm sàn mái bằng sika

Việc thấm mái sàn gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực vì vậy việc chống thấm mái sàn rất quan trọng. Quy trình chống thấm sàn mái bằng sika là một phương pháp ưu việt.

Hướng dẫn quy trình chống thấm sàn mái bằng sika

Bước 1: Chuẩn bị chống thấm

Vật liệu chống thấm sàn mái: sika

Dụng cụ, máy móc, thiết bị

Nhân sự thực hiện lành nghề, có kinh nghiệm, nắm vững được kĩ thuật

Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn mái

Các công trình lâu năm sẽ thường bị bụi hoặc rêu mốc bám trên tường, các khe nứt… Những yếu tố này cần được loại bỏ sạch sẽ.

Sử dụng máy khoan hoặc dụng cụ băm đục lớp vữa cũ trên nền.

Mài sạch các khe nứt

Bước 3: Chống thấm sàn mái bằng sika

Tiến hành đổ sika và vữa vào các rãnh, khe nứt đã đục ra trên sàn mái nhà.

Phủ 1 lớp phụ gia chống thấm lên sàn.

Quét thêm 2 lớp hóa chất chống thấm lên sàn, mỗi lớp cách nhau 3 – 5 tiếng.

Kiểm tra nước sàn mái sau khi xử lý xong các bước trên và đảm bảo đúng tỷ lệ yêu cầu trước khi lát gạch hoàn thiện.

Ngoài ra sika, còn rất nhiều phương pháp chống thấm sàn mái khác như: khò nóng, màng tự dính

Để được tư vấn cụ thể, quý khách vui lòng truy cập ngay https://chongtham247.vn liên hệ đến hotline 0933 75 61 61

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932276161
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon