Sơn chống thấm là loại vật liệu được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, tuy nhiên sản phẩm nào cũng đều phải có sự “phù hợp”. Chống thấm thi công là một quá trình quan trọng trong xây dựng và bảo trì công trình, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong các cấu trúc như tường, nền móng, mái nhà, và các khu vực khác dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.
Việc chống thấm không chỉ giúp bảo vệ công trình khỏi hư hại do nước mà còn kéo dài tuổi thọ và duy trì tính thẩm mỹ. Cùng chống thấm 247 tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Các bước chống thấm hiện nay:
Quá trình chống thấm thường bao gồm các bước sau
- Chuẩn bị bề mặt: Trước khi tiến hành thi công, cần làm sạch bề mặt và sửa chữa các vết nứt, lỗ hổng để bảo đảm lớp chống thấm bám dính tốt.
- Lựa chọn vật liệu chống thấm: Có nhiều loại vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, màng chống thấm, hoặc bê tông chống thấm. Lựa chọn vật liệu phù hợp với đặc điểm của công trình và môi trường xung quanh là rất quan trọng.
- Thi công: Áp dụng vật liệu chống thấm lên bề mặt theo đúng kỹ thuật. Điều này có thể bao gồm việc quét, phun hoặc lắp đặt màng chống thấm.
- Kiểm tra và bảo trì: Sau khi thi công, cần thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến chống thấm và thực hiện bảo trì nếu cần thiết.
Có nên dùng sơn chống thấm để chống thấm không?

Sơn chống thấm là một loại vật liệu xây dựng chuyên dụng, vật liệu giúp ngăn chặn sự xâm hại của nước vào bề mặt mà nó thi công lên.
Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng loại vật liệu này, bạn hãy cân nhắc trước khi lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp nhé! Để an tâm hơn, hãy liên hệ đơn vị Chống thấm 247 của chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí, sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí! Nhớ nhé!
Ưu điểm của sơn chống thấm:
- Chất lượng: Sơn chống thấm giúp bảo vệ các công trình khỏi sự xâm nhập của nước, hạn chế tình trạng nứt vỡ, mục nát do ẩm mốc. Điều này đặc biệt quan trọng ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Các cụ thường có câu đừng để “mất trâu rồi mới lo tìm chuồng” việc phòng ngừa tác hại của việc thấm nước với các hạng mục phải tiếp xúc với nước là cách để giảm thiểu rủi ro về chi phí sữa chữa.
- Dễ dàng thi công: Dễ thi công, người dùng có thể tự thực hiện mà không cần đến các thiết bị phức tạp. Chỉ cần trộn với sơn chống thấm 2 thành phần với nhau, đối với sơn chống thấm 1 thành phần thì chỉ cần trộn với nước.
Xem ngay: Video thi công sơn chống thấm dạng phun siêu đơn giản
- Độ bền cao: Nhiều loại có độ bền cao, khả năng chịu đựng tác động của thời tiết và hóa chất tốt, đảm bảo duy trì hiệu quả trong thời gian dài. Đặc biệt với các hạng mục công trình tường đứng, thì vậy liệu này là sự lựa chọn hàng đầu thay vì màng chống thấm…
- Cải thiện thẩm mỹ: Không chỉ mang lại chức năng bảo vệ mà còn có nhiều màu sắc và kiểu dáng, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công trình. Đặc biệt, khi chống thấm mang tính thẩm mỹ nội thất, bể cá…
Nhược điểm của sơn chống thấm:
- Chi phí ban đầu cao: Mặc dù tiết kiệm chi phí về lâu dài, nhưng việc đầu tư vào sơn chống thấm ban đầu có thể cao hơn so với các biện pháp truyền thống khác.
- Yêu cầu kỹ thuật: Mặc dù được đánh giá là dễ dàng thi công, tuy nhiên vẫn phải bám sát nguyên tắc chống thấm nói chung. Nếu không, có thể dẫn đến tình trạng bong tróc hoặc không đạt được khả năng chống thấm như mong muốn. Ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của hạng mục công trình thi công. (Ví dụ: như độ ẩm của hạng mục thi công, ngày mưa…)
- Thời gian khô: Các loại sơn thường có nhiều thương hiệu trên thị trường, vì vậy thời gian khô thường sẽ khác nhau. Các bạn cần tìm hiểu thật kỹ, vì vậy hãy liên hệ để nhận tư vấn từ chúng tôi nhé!
- Khả năng tương thích: Không phải tất cả các loại sơn đều phù hợp với mọi bề mặt. Điều này đòi hỏi người sử dụng cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định. Ngoài ra, thành phần của sơn cũng ảnh hưởng nhiều đến hạng mục công trình bạn muốn thi công (ví dụ: hồ cá phải có loại sơn chống thấm dành riêng cho hồ cá)
Xem thêm: Sơn chống thấm ngoài trời lưu ý gì trước khi mua?
So sánh giữa sơn chống thấm và vật liệu chống thấm chuyên dụng khác

Tiêu chí | Sơn chống thấm | Vật liệu chống thấm chuyên dụng khác |
---|---|---|
Đặc điểm | Dạng lỏng, dễ thi công | Dạng rắn hoặc tấm, yêu cầu kỹ thuật cao |
Khả năng chống thấm | Tốt cho bề mặt, không thấm nước | Rất tốt, có thể chịu được áp lực nước lớn |
Thời gian thi công | Nhanh chóng, chỉ cần quét lớp tiện lợi hoặc phun chống thấm | Thời gian thi công lâu hơn, cần xử lý chi tiết |
Ứng dụng | Bề mặt tường, mái nhà, ban công, bể cá | Nền móng, hầm, khu vực tiếp xúc với nước áp lực cao, hạng mục công trình lớn |
Chi phí | Thường thấp hơn | Có thể cao hơn nhưng hiệu quả lâu dài |
Tuổi thọ | Trung bình (5+ năm) | Cao (10-20 năm) cần bảo hành, bảo trì |
Khi nào nên sử dụng?
- Sơn chống thấm: Phù hợp cho những bề mặt ít chịu ảnh hưởng của nước, chẳng hạn như các bức tường, mái nhà, hoặc những nơi có độ ẩm nhẹ. Nó thích hợp khi ngân sách bị giới hạn hoặc cần giải pháp nhanh chóng.
Xem thêm: Một số sản phẩm sơn chống thấm chuyên dụng giá rẻ
- Vật liệu chống thấm chuyên dụng: Phù hợp cho những khu vực chịu áp lực nước lớn như nền móng, hầm ngầm, hoặc những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước. Nên sử dụng khi cần đảm bảo mức độ chống thấm cao và bền vững trong thời gian dài.
Kết luận
Sơn chống thấm là một trong những giải pháp tiện lợi, hiệu quả trên thị trường sản phẩm chống thấm hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm để đưa ra quyết định phù hợp cho nhu cầu của mình. Vì những hạng mục công trình khác nhau yêu cầu các sản phẩm chống thấm cũng khác nhau. Để tránh mất thời gian, công sức nghiên cứu tìm kiếm sản phẩm phù hợp thì hãy liên hệ cho chúng tôi. Đội ngũ Chống Thấm 247 sẽ giúp bạn vạch rõ ra các vấn đề và trả lời tại sao bạn cần lựa chọn loại vật liệu đó.
Chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí, 24/7!!