5/5 - (1 bình chọn)


Khi thi công khu vực cổ ống khu vệ sinh, việc chống thấm đúng tiêu chuẩn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng nhà ở, hay các khu vệ sinh nói chung. Cổ ống khu vệ sinh, nơi giao giữa mặt sàn và đường ống, là một điểm yếu dễ xảy ra hiện tượng thấm nước, nếu không được xử lý cẩn thận.

Dưới đây là các lưu ý quan trọng và bổ sung chi tiết khi thi công chống thấm cổ ống khu vệ sinh, giúp bạn tránh sai sót và đảm bảo hiệu quả.

1. Xác định nguyên nhân thấm nước tại cổ ống khu vệ sinh

Khu vực cổ ống thường là nơi dễ bị thấm do kết cấu ống dẫn nước xuyên qua lớp bê tông sàn. Việc sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng như màng bitum tự dính, keo chống thấm polyurethane hoặc vữa chống thấm gốc xi măng giúp đảm bảo độ bền và ngăn ngừa nước thấm lâu dài, bảo vệ kết cấu bê tông cũng như khu vực nhà vệ sinh.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Khe hở giữa ống và sàn không được xử lý kỹ: Nước dễ thẩm thấu qua các khe hở nhỏ. Đặc biệt là các khu vực chũng, các khu vực không có độ gắn liền các lớp vật liệu. (ví dụ như giữa các lớp lát gạch, cổ ống…)
  • Vật liệu thi công kém chất lượng hoặc không đạt tiêu chuẩn: Băng cản nước, vữa rót… kém chất lượng, không đủ đạt chuẩn về mặt kỹ thuật hay điều kiện khu vực bị thấm.
  • Thi công sai kỹ thuật: Đặc biệt trong khâu đổ vữa hoặc trám kín, đây là một trong những sai lầm khi thuê các tổ đội kém chất lượng, thi công qua loa, không tỉ mỉ chi tiết, thiếu kiến thức kinh nghiệm.
  • Độ ẩm cao: Gây xuống cấp nhanh chóng lớp chống thấm.

Cách xử lý:

  • Thực hiện khảo sát kỹ vị trí cổ ống trước khi thi công cổ ống khu vệ sinh.
  • Làm sạch khu vực quanh cổ ống và đảm bảo khô ráo.
  • Thi công đục mài đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn của vật liệu cũng như quy chuẩn của thi công chống thấm cổ ống khu vệ sinh

2. Chọn vật liệu chống thấm cổ ống khu vệ sinh phù hợp

Trên thị trường hiện nay, đối với hạng mục thi công nhà ở dân dụng, thường vật liệu chống thấm cổ ống cho khu vệ sinh được sử dụng sẽ là thanh trương nở và vữa rót không co.

Tuy nhiên, có nhiều phương pháp chống thấm cổ ống khu vệ sinh hiệu quả hơn. Ví dụ như để sẵn cổ ống khi thi công đổ bê tông. Mình sẽ tìm hiểu các phương pháp khác không phổ biến trong các bài viết sau nhé.

Việc lựa chọn vật liệu là yếu tố then chốt để chống thấm đạt hiệu quả. 

Vữa không co ngót

  • Đặc tính: Độ bám dính cao, không co ngót, giúp lấp đầy các khe hở hiệu quả.
  • Lưu ý khi thi công:
    • Đảm bảo lớp vữa đủ độ dày tiêu chuẩn (60–65 mm) từ thanh trương nở đến mặt sàn. Nếu không, thanh trương nở có thể đẩy lớp vữa lên khi tiếp xúc nước, gây hư hỏng.
    • Không đục vát xung quanh cổ ống, vì việc này sẽ khiến mép lớp vữa quá mỏng, dễ nứt vỡ và không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
    • Lời khuyên: hãy đục theo dạng trụ, dựa vào thông số kỹ thuật của các vật liệu như độ dày của vữa rót không co ngót, độ sâu của thanh trương nở để đảm bảo hiệu quả của vật liệu

Xem thêm: Các loại vữa rót không co ngót phổ biến giá rẻ, hiệu quả cao hiện nay (ảnh + kèm giá)

Thanh trương nở

  • Đặc điểm: Thanh trương nở sẽ nở ra khi tiếp xúc nước, tạo ra lớp bảo vệ kín nước quanh cổ ống.
  • Sử dụng kèm với vữa không co ngót để gia tăng hiệu quả.

Keo chống thấm

  • Các loại keo silicon, polyurethane hoặc epoxy chuyên dụng.
  • Dùng để trám khe hở giữa cổ ống và mặt sàn, tạo lớp bảo vệ linh hoạt và kín nước.

Xem thêm: Các loại keo silicon kèm ảnh và giá!

3. Quy trình chống thấm cổ ống khu vệ sinh

Một số các hạng mục thường xuyên thị công tại khu vực nhà vệ sinh bao gồm:

  • Chống thấm ống xuyên sàn nhà vệ sinh
  • Chống thấm đầu ống thoát sàn
  • Chống thấm chân ống kỹ thuật
  • Chống thấm cổ ống xuyên tường
  • Chống thấm chân ống thoát nước

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh dưới đây dành riêng cho khu vực cổ ống:

Cổ ống khu vệ sinh góc nhìn phía dưới sau khi thi công
Cổ ống khu vệ sinh góc nhìn phía dưới sau khi thi công

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Làm sạch kỹ lưỡng: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, vữa thừa.
  • Làm khô: Đảm bảo bề mặt hoàn toàn khô ráo trước khi thi công.

Bước 2: Trám kín khe hở

  • Sử dụng keo chống thấm chuyên dụng để trám các khe nhỏ.
  • Chú ý che kín hoàn toàn các điểm tiếp xúc giữa cổ ống và mặt sàn.

Bước 3: Lắp thanh trương nở

  • Quấn thanh trương nở xung quanh cổ ống, cố định chắc chắn.
  • Thanh trương nở phải được đặt ở vị trí phù hợp để khi tiếp xúc nước, không gây áp lực đẩy lớp vữa lên.

Bước 4: Đổ vữa không co ngót

  • Đổ vữa đảm bảo độ sâu tiêu chuẩn từ thanh trương nở đến mặt sàn (60–65 mm).
  • Tránh tình trạng đổ vữa quá mỏng, đặc biệt ở mép. Điều này có thể gây nứt hoặc bong tróc lớp vữa.

Bước 5: Hoàn thiện

  • Sơn phủ lớp chống thấm bổ sung lên bề mặt xung quanh cổ ống.
  • Kiểm tra và sửa chữa các lỗi thi công trước khi đưa vào sử dụng.

4. Lưu ý vô cùng quan trọng trước khi thi công chống thấm cổ ống khu vệ sinh!

Chống thấm cổ ống khu vực vệ sinh tưởng chừng đơn giản, bạn có thể tra các giải pháp ở trên bất kỳ nền tảng nào và làm theo. Tuy nhiên, chắc chắn nó không hề đơn giản như bạn nghĩ!

Hình ảnh cấu trúc cổ ống để hình dung rõ hơn trước khi chống thấm cổ ống nhà vệ sinh
Hình ảnh cấu trúc cổ ống để hình dung rõ hơn trước khi chống thấm cổ ống nhà vệ sinh

Sai lầm 1: Đổ vữa không đủ độ sâu

  • Khi nước thấm vào, thanh trương nở sẽ phát huy tác dụng, nhưng nếu lớp vữa quá mỏng, thanh trương nở có thể đẩy lớp vữa lên, gây hỏng hóc cho lớp vữa nằm trên. Lúc đó việc thi công lại rất khó, tốn rất nhiều thời gian và công sức
  • Như đã chia sẻ ở trên, khoảng cách giữa thanh trương nở và bề mặt bê tông tối thiểu từ 60-65mm

Sai lầm 2: Đục vát không đúng kỹ thuật

  • Việc đục vát mép cổ ống khiến lớp vữa bị mỏng đi, làm giảm khả năng chống chịu áp lực nước.

Khuyến nghị:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thi công.
  • Sử dụng đội ngũ kỹ thuật lành nghề, có kinh nghiệm.
  • Liên hệ ngay cho đội ngũ Chống thấm 247 TICO để nhận tư vấn miễn phí!

5. Bảo trì định kỳ sau thi công

Tuỳ các khu vực cổ ống khác nhau, vị trí của nhà vệ sinh khác nhau dẫn đến việc bảo trì khó hay dễ sau này. Tuy nhiên, nhìn chung việc bảo hành sau chống thấm cổ ống khu vệ sinh cũng không quá khó khăn. Khi tiến hành bảo hành cần các loại thiết bị như máy đúc để phá bỏ lớp vữa nằm trên cổ ống..

Phần này chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn về cách bảo trì, bảo dưỡng khu vực cổ ống nhà vệ sinh ở các bài viết tiếp theo nhé!
Thi công chống thấm cổ ống

  • Kiểm tra thường xuyên: Đặc biệt là trong những tháng đầu tiên sau khi thi công.
  • Xử lý ngay khi phát hiện sự cố: Vá các khe nứt nhỏ hoặc thay thế vật liệu chống thấm nếu cần.
  • Sử dụng vật liệu bảo vệ: Đảm bảo lớp sơn chống thấm không bị bong tróc do hóa chất vệ sinh.

Kết luận

Chống thấm cổ ống khu vệ sinh là một khâu thi công cần sự cẩn trọng và tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Với các lưu ý như sử dụng đúng vật liệu, đổ vữa đúng độ sâu, và tránh đục vát mép cổ ống, bạn có thể đảm bảo khả năng chống thấm hiệu quả cho công trình.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về quy trình thi công hoặc lựa chọn vật liệu, hãy liên hệ với chongtham247.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Liên hệ ngay cho chúng tôi qua kênh zalo oa TICO Việt Nam, vui lòng click tại đây!

Xem thêm các nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *